Như đã từng nói, thị trường đang tồn tại một xu hướng không lấy làm dễ chịu liên quan tới thị trường việc làm, xu hướng này là triệu chứng của những vấn đề nguy hiểm hơn và kéo theo một nguyên lý cơ bản của kinh tế học: thu nhập giảm dần.
Các bạn có thể thấy, đống nợ của Mỹ đã tăng lên mức 73% GDP và nhiều khả năng sẽ còn tăng mạnh hơn; tốc độ tăng trưởng GDP quý 1 và quý 2 là 1.1% và 1.7% (số liệu có thể được điều chỉnh giảm một lần nữa bất cứ lúc nào), so với tốc độ tăng trưởng năm 2012 là 2.8%. Hãy tính con số trung bình GDP 6 tháng đầu năm với 1.4% và mức tăng trưởng GDP thực 95.6 tỷ USD (13.67 nghìn tỷ * 1.4%/2), chúng ta sẽ thấy con số tổng nợ giai đoạn 6 tháng tăng 305.6 tỷ USD.
Như vậy là , 3.21 USD nợ tạo ra 1 USD GDP thực tế trong nửa đầu năm nay. Con số này cao hơn so với mức 2.425 cùng kỳ năm ngoái. Nợ nhiều hơn là điều cần thiết để GDP tăng với một tỷ lệ nhỏ hơn. Thậm chí gói QE cũng đóng góp vào con số này, năm tháng qua đi, thu nhập ngày càng suy giảm. Xu hướng này là không bền vững, nợ nần sẽ chồng chất tới mức khó có thể chi trả bởi một nền kinh tế yếu kém. Liều thuốc chữa trị lâu dài là đừng nên vay nợ thêm. Có 2 trường hợp xảy ra: vỡ nợ hoặc xuất hiện một điều kỳ diệu chưa từng được khám phá.
Quyết định chưa thu hẹp gói QE của FED gần đây giống như một tiếng chuông thức tỉnh giới bán lẻ, những người giờ đây mới nhận ra rằng nền kinh tế vẫn rất mong manh, thậm chí kể cả khi chưa biết đến ố liệu ở trên. Họ cũng sẽ nhận ra rằng gói QE vẫn chưa làm được điều gì để duy trì đà hồi phục trong dài hạn và rằng kỳ vọng có thêm gói QE với những tác động khác biệt là một khái niệm thật điên rồ. Ngay cả giới trader có động lực mạnh mẽ cũng nên nhận ra rằng họ sẽ bị cháy thành than khi giá cả điều chỉnh mạnh mẽ, thậm chí cả khi gói QE không thể hỗ trợ cho toàn bộ thị trường chứng khoán.
Theo tính toán của tôi, ngay cả với sự sụt giảm mạnh mẽ của giá vàng từ năm 2012 và giả định tốc độ tăng trưởng hào phóng 2% trong năm nay và hoàn toàn không tính đến lạm phát, ước tính tốt nhất cho GDP danh nghĩa tính theo đầu người chỉ bằng 41 ounce vàng.
Có 4 con đường để biện luận thông tin này:
1. Bạn có thể nói rằng vàng là một chỉ số đánh giá tài sản nghèo nàn bởi nó đối mặt với những biến động mạnh mẽ, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng. Câu hỏi mà bạn phải đặt ra sau đó là “chúng ta có còn sống trong khủng hoảng? và tôi sẽ trả lời rằng “Vâng, tất nhiên rồi!”.
2. Bạn có thể cho rằng thị trường đã có một vài bước hồi phục thực sự, giả sử là vàng giao ngay không bị thao túng một phần trong khi cũng giả định rằng kịch bản hào phóng này là điều có thực trên thực tế.
3. Bạn có thể nói vàng đang trở nên khan hiếm hơn, nhưng có vẻ như hoạt động sản xuất vàng vẫn được gắn liền với tốc độ tăng trưởng dân số.
4. Hoặc bạn có thể nói rằng ít nhất là người dân trung bình tại Mỹ đã không tăng/sản xuất bất kỳ tài sản thực nào so với phần còn lại của thế giới (hoặc có lẽ là quốc gia giàu nhất thế giới) từ năm 1925.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ngày càng yếu kém, tăng trưởng GDP tăng chậm, nợ công tăng cao hơn năm ngoái và nếu tính theo vàng, người dân Mỹ trung bình đã không tiến triển gì hơn trong suốt 100 năm qua. Các yếu tố cơ bản vẫn tồn tại. Giờ đây, tất cả những thứ còn lại chỉ là tâm lý thay đổi và sau phiên họp FOMC gần nhất, tôi dự đoán rằng tâm lý sẽ biến động mạnh như những gì chúng từng thể hiện. Với một môi trường bất ổn, vàng luôn là mặt hàng được mọi người ưa thích.
Trên đây là một số chia sẻ của Han Jun Low, cộng tác viên tại Business Times.
Giavang.net