Trình tự lễ ăn hỏi gồm những gì? Các bước trong lễ ăn hỏi đầy đủ và đúng nghi thức

Lễ ăn hỏi đã và đang dần trở thành một nét đẹp trong văn hóa truyền thống Việt Nam, đây được xem là một nghi thức quan trọng và là cột mốc “vàng son” không thể thiếu trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt Nam.

Với ý nghĩa cao đẹp và là một phần ký ức khó quên của mỗi cặp đôi mà nghi thức này được kế thừa và phát huy từ xa xưa đến nay. Cùng  APJ  bổ sung thêm những kiến thức hữu ích về trình tự và thủ tục lễ ăn hỏi để chuẩn bị tốt và đảm bảo ngày nên duyên trọng được đại diễn ra suôn sẻ nhất nhé

Trình tự lễ ăn hỏi gồm những gì? Các bước trong lễ ăn hỏi đầy đủ và đúng nghi thức

Thế nào là thủ tục ăn hỏi?

Lễ ăn hỏi còn được gọi là đám hỏi hoặc lễ đính hôn. Đây là một nghi lễ quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Là ngày lễ được xem là lời thông báo chính thức về hôn ước giữa hai bên gia đình. Là giai đoạn mà đôi trẻ nên duyên vợ chồng. Chàng rể sau khi mang lễ vật tới nhà gái sẽ chính thức được nhận làm rể, có thể gọi bố mẹ và xưng con.

Những điều thú vị và khác biệt trong cách chuẩn bị giữa lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi

  • Xác định số lượng người tham gia nghi lễ

Khác với lễ dạm ngõ, với thành phần tham dự chủ yếu là cha mẹ hoặc những khách mời thân thiết. Thông thường số lượng chỉ dưới 10 người. Mục đích của lễ dạm ngõ chủ yếu là hình thức chào hỏi và bàn tính chuyện đại sự trăm năm

Đối với lễ ăn hỏi (đám hỏi) sẽ có sự tham gia của nhiều thành phần hơn bao gồm anh chị, cô chú hoặc thậm chí với quy mô lớn hơn có thể bao gồm bạn bè, hoặc hàng xóm. Vì theo quan niệm xa xưa, đám hỏi mới là đám chính và được chú trọng hơn so với lễ cưới.

  • Chuẩn bị đội ngũ bê tráp

Để có một buổi lễ ăn hỏi ấn tượng, thành công và chất lượng thì cô dâu và chú rể cần lựa chọn đội hình bê tráp thu hút mọi ánh nhìn. Việc đầu tiên, nhà trai và nhà gái cần phải xem xét, cân nhắc và thống nhất về số lượng lễ vật để chọn lựa và sắp xếp đội hình bê tráp sao cho đầy đủ và phù hợp. Khi lựa chọn đội hình bê tráp thì hai bên gia đình cần chọn hội “ nam thanh nữ tú” với gương mặt ưa nhìn và chiều cao cân đối để buổi ăn hỏi trở nên ấn tượng hơn. Một tips nhỏ mà đôi bạn nên chú ý đối là nên lựa chọn người ít tuổi hơn và chưa có gia đình tham gia nhé.  

  • Chuẩn bị sinh lễ theo truyền thống Việt Nam

Thông thường lễ dạm ngõ thường chỉ cần trầu cau hoặc có thể chuẩn bị thêm rượu, trà hoặc trái cây, và không quá tốn kém về chi phí. Đối với lễ hỏi đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo hơn, bao gồm 4 đến 6 mâm quả. Mỗi mâm quả có nhiều thức quà khác nhau trầu cau, trà rượu, bánh kem, heo quay, trang sức cưới.

  • Trang phục nên lựa chọn cho lễ ăn hỏi

Nếu như lễ dạm ngõ, những trang phục đơn giản được ưu tiên nhiều hơn thì đám hỏi lại có yêu cầu bắt buộc về hình thức trang phục, theo đó, nữ bắt buộc mặc áo dài, nam có thể lựa chọn vest hoặc áo dài. Điều này thể hiện sự nghiêm trang cho buổi lễ mang tính trọng đại. 

 Trình tự tổ chức lễ ăn hỏi bao gồm những bước

  • 1. Nhà trai xuất phát và di chuyển đến nhà gái

Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật cho lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ tranh thủ xuất phát tới nhà gái theo giờ lành đã định. Đoàn đại diện của nhà trai sẽ đi theo thứ tự với cấp bậc từ cao đến thấp, theo thứ tự ông bà, các bậc cao niên đại diện cho gia đình, sau đó đến cha mẹ, chú rể và đôi đến đội ngũ bưng tráp và cuối cùng là những thành viên khác tham dự.Một tip nhỏ đó là nhà trai nên xuất phát trước giờ đã định từ 20-30 phút trừ hao những trường hợp hi hữu không mong muốn xảy ra trên đường đến nhà gái

  • 2. Chào hỏi thân mật và trao lễ vật

Thông thường, cô dâu và các vị đại diện gia đình nhà gái sẽ ra cổng để đón tiếp phái đoàn nhà trai. Sau khi đại diện hai bên gia đình chào hỏi, đội bưng tráp lễ của nhà trai sẽ tiến vào trao lễ vật cho nhà gái. Sau khi chụp ảnh và đặt các mâm lễ vật lên vị trí trang trọng được nhà gái chuẩn bị trước, đội mâm quả sẽ trao nhau phong bao lì xì trả duyên,

  • 3. Cô dâu ra mắt hai bên gia đình

Trong lễ ăn hỏi truyền thống của người Việt, nếu gia đình nhà gái nhận sính lễ của nhà trai thì đồng nghĩa với việc đồng ý sẽ gã con gái. Sau đó cha mẹ nhà gái sẽ đưa con gái của mình ra mắt hai bên gia đình và cho phép chàng rể vào trong đón cô dâu ra chào hỏi.

  • 4. Dâng lễ vật và thắp hương bàn thờ gia tiên tại nhà gái

Sau khi nàng dâu tương lai xuất hiện và chào hỏi mọi người, mẹ của cô dâu sẽ lấy một số lễ vật để mang lên bàn thờ gia tiên và làm lễ, đôi uyên ương sẽ cùng thắp hương trên bàn thờ. Đây là cách thức để đôi uyên ương ra mắt ông bà tổ tiên

  • 5. Bàn bạc và thống nhất ngày tổ chức lễ cưới

Sau khi thắp hương cho ông bà tổ tiên xong, hai bên gia đình sẽ thống nhất ngày giờ diễn ra hôn lễ. Trong thời gian này, cô dâu và chú rể sẽ tranh thủ đón tiếp khách, tâm sự và “check -in” lưu giữ những kỷ niệm đẹp của cùng bạn bè, người thân và đội ngũ bê tráp.

  • 6. Nhà gái lại quà sính lễ và trao lì xì cho nhau 

Theo thủ tục lễ ăn hỏi, vì nhà trai đã mang tới rất nhiều lễ vật nên để bày tỏ tấm lòng thành, , phía nhà gái cũng nên có những món quà lại quả cho nhà trai. Các món quà này thường không chứa đựng  quá nhiều giá trị vật chất, cũng không cần sự bàn bạc trước của hai bên gia đình.


Hy vọng bài viết “Trình tự lễ ăn hỏi gồm những gì? Các bước trong lễ ăn hỏi đầy đủ và đúng nghi thức” đã giải đáp những thắc mắc của đôi bạn để chuẩn bị thật tốt và đảm bảo ngày nên duyên trọng được đại diễn ra suôn sẻ nhất nhé


Administrator

Content


Xem tất cả

Bài liên quan

Tư vấn

Brilliant Beginnings – Bộ sưu tập nhẫn cầu hôn mới từ APJ

Brilliant Beginnings là bộ sưu tập nhẫn cầu hôn được thiết kế để ghi dấu nh
11/09/2024

Tư vấn

Quà Tặng Trang Sức Ý Nghĩa Ngày Tết Trung Thu Cho Cha Mẹ 

Trung thu - Tết đoàn viên, là dịp để sum họp gia đình và gửi trao những lời y
05/09/2024

Tư vấn

Hack Não Cách Phối Đồ Với Trang Sức Để “Càn Quét” Năm Học Mới

Ngày đầu đi học mà không "cháy" hết mình thì phí lắm đấy! Cùng khám phá ngay
30/08/2024
chat icon
Call Now