Phân biệt vàng trắng, vàng tây, vàng ta như thế nào? Đây ắt hẳn là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là khi thị trường vàng có nhiều biến động như hiện nay. Vậy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Vàng trắng và đặc điểm của chúng
Vàng trắng là gì?
Vàng trắng thực ra không phải là một đơn chất như chúng ta vốn nghĩ. Nó là một hợp chất gồm có nhiều nguyên tố kim loại quý hiếm, trong đó thành phần chính là vàng kết hợp cùng Niken, Pladi, Platin…
Để tạo thành vàng trắng, người thợ kim hoàn sẽ nung chảy các loại kim loại quý theo một tỷ lệ thích hợp định sẵn. Sắc vàng cửa vàng nguyên chất sẽ bị những kim loại khác làm phai nhạt và chuyển sang tông trắng sáng tinh tế.
Đặc điểm của vàng trắng: Mang sắc trắng bóng tinh khiết, phản quang tốt, có độ cứng và đàn hồi tốt. Vàng trắng cũng đảm bảo chịu được ma sát nên hầu như ít bị biến dạng, gãy và hư hỏng trong quá trình đeo.
Vàng trắng vốn rất được yêu thích trên thế giới nhưng tại Việt Nam chúng mới trở nên phổ biến từ năm 1997 trở lại đây. Tuy nhiên, nếu những nước Âu Mỹ chuộng vàng 14K bởi tông trắng nền nã và đẹp hơn thì người Việt lại yêu thích loại 18k (75%) hơn. Vàng trắng hiện phổ biến ở hai loại vàng 14K (58.3%), 18K (75%). Có rất nhiều món trang sức được làm bằng loại vàng này đem đến vẻ đẹp cho người đeo.
Sự khác nhau giữa vàng trắng và bạch kim
Rất nhiều người chỉ nhìn bằng mắt thường thì không phân biệt được vàng trắng và bạch kim vì màu sắc của tương đối giống nhau. Dưới đây là một số đặc điểm để nhận dạng giúp chúng ta dễ phân biệt hơn:
- Bạch kim có giá trị cao hơn vàng trắng, thông thường sẽ chênh lệch gấp rưỡi đến gấp đôi.
- Bạch kim có màu trắng ánh kim tự nhiên đẹp mắt và hơi ngả sang xám bạc. Vàng trắng có màu nguyên bản là trắng ngà. Nếu xét về độ sáng bóng thì vàng trắng có phần vượt trội hơn.
- Khi chế tác, người thợ kim hoàn sẽ phủ lên trang sức vàng trắng một loại chất liệu mang tên Rhodium –kim loại quý hiếm và đắt hơn cả vàng. Chất liệu này sẽ tạo nên tông màu sáng bóng cho trang sức vàng trắng. Tuy nhiên, lớp mạ này tương đối kém bền, khi sử dụng một thời gian thì chúng sẽ phai đi nên chúng ta sẽ cần mang trang sức đi xi mạ lại để khôi phục nguyên bản. Như vậy thì chi phí đánh bóng là rất tốn kém. Ngược lại việc làm sáng bóng bạch kim thì đơn giản và có mức giá rẻ hơn nhiều.
- Bạch kim nguyên chất không gây kích ứng da khi đeo, trong khi đó trang sức chế tác từ vàng trắng do được cấu tạo từ nhiều loại kim loại khác nhau nên vẫn có thể gây ra kích ứng da.
Vàng tây và đặc điểm của chúng
Vàng tây là một hợp kim bao gồm vàng nguyên chất cùng các kim loại màu khác. Trên thị trường vàng tây sẽ được chia thành những loại vàng như 8K, vàng 9K, vàng 10K, vàng 14K hay vàng 18K…
Cách tính tuổi vàng tây (hay còn gọi % hàm lượng vàng):
Theo quy định quốc tế thì vàng 24K được xem là chứa đến 99,99% hàm lượng vàng nguyên chấ. Muốn tính tuổi của vàng tây (hay còn gọi % hàm lượng vàng nguyên chất) chúng ta sẽ lấy số K chia cho 24.
Ví dụ: muốn biết tuổi vàng 18K chúng ta sẽ lấy 18 chia cho 24, được kết quả là 0.75. Như vậy vàng 18K có chứa 75% là vàng nguyên chất, các hợp kim khác chiếm 25% và nhiều người còn gọi là vàng 7 tuổi rưỡi
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên chú ý cách tính trên đây còn có thể thay đổi theo nguyên tắc của từng nước. Ví dụ tại Việt Nam, mặc dù được xem là vàng 18K nhưng trên thị trường hiện nay lại có đến 3 loại, đó là loại 61%, 68% và 75%
Đặc điểm của vàng tây:
Vàng tây có đặc tính vật lí là dai, bền và cứng hơn nhiều so với vàng ta (vàng 24k) nên chúng thường được sử dụng rộng rãi để chế tác trang sức và tạo ra được nhiều kiểu dáng có độ chi tiết cao.
Vàng ta và đặc điểm của chúng
Vàng ta là gì?
Vàng ta hay còn được gọi là vàng 24K hay vàng 9999. Vàng ta là loại vàng được xem là tinh khiết nhất hiện nay với 99,99% hàm lượng vàng nguyên chất. Tuy nhiên ngày nay để chế tác dễ dàng hơn người ta đã pha trộn thêm một số hợp kim vào vàng ta với tỷ lệ nhỏ để tăng độ cứng. Hiện nay trên thị trường phổ biến ba loại vàng ta: 99.9%, 98.5% và 98.0%.
Đặc điểm của vàng ta:
Vàng ta chứa lượng tỷ lệ hàm lượng vàng nguyên chất lớn nên chúng sở hữu màu vàng kim đậm. Vàng ta mềm, rất dễ xầy xước và chịu va đập kém. Trang sức chế tác bằng vàng ta gặp nhiều khó khăn vì chúng tương đối mềm nên khó tạo kiểu dáng như ý muốn và khó gắn hay kết hợp những loại đá quý.
Ở Việt Nam, vàng ta được sử dụng để tích trữ và giao dịch hoặc sử dụng làm quà tặng trong những dịp cưới hỏi hay đám tiệc. Không có nhiều người sử dụng vàng ta làm trang sức để đeo thường xuyên.
Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn phân biệt vàng trắng, vàng tây, vàng ta. Bạn có thể tham khảo trang sức tại APJ với nhiều loại tuổi vàng và chọn cho mình một mẫu ưng ý nhé!