1. Kiêng kị đám cưới khi nhà đang có tang và phải chờ đến hết tang mới được tổ chức,thông thường con cái phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu để tang ông bà 1 năm. Vì đám cưới là việc hỷ, là sự kiện trọng đại nên phải hoãn lại đồng thời để tránh những điều bất lợi, kém may mắn cho đôi vợ chồng mới. Việc cưới chạy tang cũng cho đám cưới của bạn mất đi niềm vui trọn vẹn.
2. Kiêng kị cưới vào giờ, ngày, tháng, năm xấu.
Đây có lẽ là điều kiêng kị đầu tiên, quan trọng nhất vì đám cưới là sự kiện hết sức quan trọng trong cuộc đời mỗi con người nên trừ những trường hợp bất khả kháng, bạn cần phải xem kỹ về giờ, ngày, tháng, nắm sao cho tốt và hợp tuổi của cả hai vợ chồng để sau này gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, ăn ra, làm nên nhé. Ngày giờ ăn hỏi, rước dâu, làm lễ đều phải tốt hết đấy. Đặc biệt, người ta cũng kiêng kị cưới vào năm kim lâu tức là năm mà cô dâu có số tuổi với đuôi là 1,3,6,8 để tránh những rủi ro trong quan hệ vợ chồng như hôn nhân tan vỡ, con cái hiếm muộn, khó nuôi,….
3. Kiêng kị mẹ cô dâu tham gia rước dâu.
Trong đoàn rước dâu người ta kiêng kị sự xuất hiện của mẹ cô dâu vì người ta quan niệm sợ cô dâu bịn rịn đòi bỏ về nhà theo mẹ đẻ đồng thời sợ con dâu và mẹ đẻ tạo nên thể lực mạnh lấn át mẹ chồng.
4. Kiêng kị cô dâu ngoảnh đầu lại phía sau khi rước dâu.
Mà lúc ấy, cô dâu chỉ được nhìn về phía trước mà thôi, tuyệt đối không được quay đầu lại nhà cha mẹ mình vì người ta quan niệm rằng làm như thế, nhà chồng sẽ khó dạy bảo con dâu mới sau này đồng thời những bịn rịn sẽ khiến cô dâu không chăm sóc công việc nhà chồng chu đáo.
5. Kiêng kị sự đổ vỡ trong đám cưới.
Trong đám cưới, vì là ngày vui của 2 họ và có rất động quan khách nên chuyện đổ vỡ cũng khó tránh khỏi tuy nhiên bạn cần chú ý nhé vì người ta kiêng kị nhất là việc gương vỡ, vỡ cốc hay gãy đũa. Chuyện đỗ vỡ là điềm báo cho cuộc sống hôn nhân sẽ không suông sễ, dễ chia ly…Nếu trong đám cưới mà xảy ra những chuyện như vậy thì người ta rất lo sợ, thậm chí còn phải làm lễ giải hạn nữa đấy, do đố có kiêng có lành, bạn nên nhắc nhở mọi người phòng tránh nhé.
6. Kiêng kị cô dâu xuất hiện trước khi chú rể vào đón.
Theo đúng phong tục, vào ngày nhà trai đến đón dâu, cô dâu phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và tuyệt đối. Không được cho phép họ hàng nhà trai thấy mặt trước khi chú rể vào đón, tặng hoa cưới và dẫn cô dâu ra ngoài chào họ hàng vì người quan niệm làm như thế sẽ bị mất duyên.
7. Kiêng kị mẹ chú rể đứng trước cửa đón dâu.
Điều kiêng kị này nhằm tránh đi những xung khắc mẹ chồng nàng dâu sau này đấy. Đến khi con dâu làm lễ gia tiên nhà chồng thì mẹ chồng mới được xuất hiện.
8. Kiêng kị cô dâu mang bầu đi vào cửa chính.
Cô dâu đang mang bầu khi về nhà chồng không được đi từ cửa chính mà phải đi từ cửa sau hoặc một bên nhà. Ông bà ta quan niệm nếu để cô dâu mang bầu đi cửa chính sẽ làm ăn không nên, vì thế cô dâu mang bầu phải đi cửa sau vào nhà.
9. Kiêng kị những người “vía nặng” không được vào phòng tân hôn.
Phòng tân hôn là nơi quan trọng để hai vợ chồng bắt đầu một cuộc sống mới, chính vì vậy, người ta kiêng kị những người sau không được vào phòng tân hôn bao gồm: Phụ nữ góa chồng, người có thai, người có hôn nhân tan vỡ, người hiếm muộn con cái, người có tang… để tránh những điều bất lợi, không may cho đôi vợ chồng mới.
Xem Thêm: BSTmatdaychuyen ; nhancuoi