Ý Nghĩa Từng Loại Đá Quý Trên Nhẫn Cưới

Ý nghĩa loại đá quý nhẫn cưới

 

Trong văn hóa nhiều nơi, nhẫn đính hôn và đôi nhẫn cưới là biểu tượng của sự kết nối giữa hai vợ chồng. Theo truyện cổ Hy Lạp, người Hy Lạp xưa thường đeo chiếc nhẫn cưới hay nhẫn đính hôn vào ngón áp út tay trái bởi vì ngón tay này là nơi có nhiều tĩnh mạnh kích thích cảm xúc yêu đương và kết nối trực tiếp tới trái tim. Vào những năm công nguyên 860, giáo hoàng Nicholas quy định chiếc nhẫn đính hôn là một phần chính thức của nghi lễ hứa hôn, yêu cầu chú rể phải mang đến một chiếc nhẫn vàng biểu trưng cho sức khỏe của mình. Không chỉ có nhẫn đính hôn mà nhẫn cưới cũng là vật không thể thiếu trong đám cưới.

Khi nghĩ tới nhẫn cưới, nhiều người thường nghĩ tới kim cương, vì đây là loại đá quý phổ biến nhất để gắn lên nhẫn. Nhưng hiện nay, với gu sở thích đa dạng, nhiều cô dâu còn yêu thích các loại đá quý khác để khiến mình đặc biệt, nổi bật hơn. Một số lại mong muốn được đeo nhẫn gắn đá hợp với tháng sinh, ngày sinh của mình.

Giới trẻ hiện nay luôn vươn tới sự hoàn hảo, và các đôi uyên ương khi chọn nhẫn cho mình, không chỉ chú ý tới vẻ đẹp mà còn quan tâm tới ý nghĩa của chiếc nhẫn gắn đá. Báo Ngôi Sao sẽ cùng bạn khám phá lịch sử và ý nghĩa của từng loại đá quý, giúp cô dâu chú rể tìm đúng chiếc nhẫn thích hợp cho mình:

 

1. Kim cương

 

Theo eHow, khoảng thế kỷ 13 – 14 ở châu Âu, kim cương là loại đá quý chỉ dành cho vua và hoàng tộc vì con người vẫn chưa biết cách khai thác kim cương. Hầu như kim cương không được sử dụng làm trang sức rộng rãi. Vào năm 1477, lần đầu tiên nhẫn gắn kim cương được sử dụng làm nhẫn đính hôn là khi vua Maximilian I của nước Áo cầu hôn với tiểu thư Mary của Pháp. Tới năm 1867, nhiều mỏ kim cương được khám phá tại châu Phi. Chính điều này đã giúp giá thành kim cương giảm xuống và dần được sử dụng trong trang sức.

 

2. Đá xanh Sapphire

 

Từ lâu nay, sapphire được sử dụng để gắn vào nhẫn đính hôn, bởi nó là biểu tượng của tình yêu lãng mạn, lòng tin và sự chung thủy, trách nhiệm. Suốt thế kỷ 12, những người lính quanh năm chiến đấu xa nhà thường dùng sapphire để kiểm tra lòng trung thực của vợ, vì họ cho rằng, loại đá quý này sẽ nhạt màu nếu chúng được đep bởi người phụ nữ không chung thủy.

 

Nhẫn cưới đá xanh

 

3. Ngọc lục bảo Emerald

 

Ngọc lục bảo là một trong những loại đá quý hiếm, ngọc lục bảo thuần khiết còn có độ cứng và quý giá hơn cả kim cương. Một số người còn tin rằng ngọc lục bảo có khả năng hàn gắn bết thương lớn, có thể chữa các bệnh về gió. Đây cũng là loại đá phổ biến để gắn trên nhẫn đính hôn hay nhẫn cưới.

 

4. Ruby

 

Từ rất lâu, ruby đã được gọi là "vua của các loại đá". Hoàng gia Anh thường sử dụng đá ruby để gắn vào vương miện các vị vua trong lễ đăng quang. Ruby biểu trưng cho sự lãng mạn nồng nàn và là món quà kỷ niệm truyền thống dành cho các cặp vợ chồng kỷ niệm 40 năm ngày cưới.

 

5. Các loại đá khác

 

Đối với các nền văn hóa và các thời kỳ khác nhau, gần như hầu hết các loại đá quý đều được dùng làm nhẫn đính hôn. Những loại đá quý phổ biến nhất thường gắn trên nhẫn đính hôn, nhẫn cưới như ngọc trai, opal, aquamarine hay turquoise…

 


Administrator

Admin APJ


Xem tất cả

Bài liên quan

N1.0042 Nhẫn đính hôn vàng tuyệt đẹp

Yêu là cưới

Ba thời điểm vàng trao nhẫn đính hôn lãng mạn

Nhẫn đính hôn là một tín vật không thể thiếu trên chặng đường tình yêu củ
18/12/2021

Tư vấn / Yêu là cưới

Xu hướng chọn nhẫn cưới cho mùa Xuân 2021

Xu hướng chọn nhẫn cưới cho mùa Xuân 2021 là gì? Nếu đang có kế hoạch kết h
14/01/2021

Tư vấn / Yêu là cưới

Không đeo nhẫn cưới có sao không?

Không đeo nhẫn cưới có sao không? Hãy cùng APJ tìm hiểu vấn đề này qua bài vi
13/01/2021
chat icon
Call Now